8 min read

Hiểu về Tư duy hệ thống

Hiểu về Tư duy hệ thống
Hiểu về Tư duy hệ thống

Hiểu về Tư duy hệ thống từ góc nhìn câu chuyện Thầy bói xem voi

Có thể nói rằng, "Thầy bói xem voi" là câu chuyện trực quan và tổng quan nhất về hệ thống và tư duy hệ thống. Câu chuyện ngụ ngôn đã kể về 5 ông thầy bói mù, chung tiền để xem con voi như thế nào. Nhưng mỗi ông lại chỉ sờ một bộ phận của con voi, sau đó mỗi ông thầy bói một ý kiến, đưa ra những kết luận hoàn toàn trái ngược nhau.

Câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc về việc đánh giá đúng một sự việc nào đó, luôn cần có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, không chỉ dựa vào một yếu tốđể vội kết luận. Điều này cũng tương tự như sự vận hành của doanh nghiệp, người lãnh đạo cần coi doanh nghiệp của mình là một hệ thống, trang bị tư duy hệ thống để đưa ra các quyết định đúng đắn, sáng suốt trong thời cuộc nhiều biến động như hiện nay.

Tương tự như câu chuyện "Thầy bói xem voi", chúng ta thường xuyên đưa ra những quyết định dựa trên những thông tin mà ta có. Trong trường hợp, những thông tin đó lại quá ít, hoặc không đủ, chúng ta không nhìn xa, nhìn rộng vấn đề, dẫn đến những quyết định sai lầm. Vậy làm sao để hạn chế tối đa những sai lầm cảm tính, hời hợt, nông cạn? Tư duy hệ thống là chìa khóa cho bài toán này!

Hiểu về Hệ thống và Tư duy hệ thống

Hệ thống là những điều hiện hữu xung quanh chúng ta, bản thân mỗi chúng ta là một hệ thống, đội ngũ là một hệ thống, doanh nghiệp là một hệ thống, to lớn hơn là hành tinh, vũ trụ này. Các hệ thống đang tồn tại: độc lập, song song và luôn luôn vận động.

Các thành phần hệ thống

Hệ thống gồm 3 thành phần: phần tử - chức năng/mục đích - liên kết.

  1. Phần tử

Các hệ thống luôn bao gồm các phần tử. Phần tử có thể dưới dạng vô hình hoặc hữu hình. Nếu coi doanh nghiệp của bạn là một hệ thống, ở đó, phần tử là các trang thiết bị, cơ sở vật chất, sản phẩm vật chất, đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ nhân sự hay uy tín, thương hiệu doanh nghiệp.

Nhìn chung, khi một vấn đề xảy ra, chúng ta thường tập trung vào việc bóc tách các phần tử để giải quyết. Tuy nhiên, hệ thống không chỉ đơn thuần gồm các phần tử, hệ thống là một sự phức hợp liên quan chặt chẽ và mật thiết với nhau. Chính vì thế, dưới góc nhìn tư duy hệ thống khi giải quyết vấn đề, nếu chỉ tập trung vào phần tử có thể chỉ xử lý được các vấn đề bề nổi, trước mắt và thiếu triệt để.

Từ đây, có thể thấy rằng, khi quan sát một hệ thống, cần nghiên cứu sâu sắc liên kết được tạo ra bởi chính các phần tử.

  1. Liên kết

Liên kết được tạo ra bởi sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các phần tử. Liên kết đóng vai trò rất quan trọng trong sự vận hành và tồn tại của hệ thống. Trong doanh nghiệp, liên kết chính là văn hóa doanh nghiệp, quy trình, quy định, thủ tục, quá trình trao đổi giữa các phòng ban, đội ngũ.

Liên kết cần hợp lý và chặt chẽ. Khi sự liên kết thay đổi, sẽ tạo ra hệ thống khác nhau. Hiểu đơn giản, nếu coi một đội bóng đá là một hệ thống, sự liên kết nằm ở chiến lược, chiến thuật của huấn luyện viên, sự ăn ý giữa các cầu thủ hay luật chơi của bóng đá. Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên đội bóng, nhưng thay bằng luật chơi của một bộ môn khác, lúc này đồng nghĩa với việc sự liên kết đã thay đổi, đội bóng đá sẽ không còn là một hệ thống nữa.

  1. Chức năng/Mục đích

Khi thay đổi mục đích của một hệ thống, toàn bộ hệ thống sẽ thay đổi. Mục đích của hệ thống có thể được coi là thành phần quan trọng nhất.

Xét thực tế trong doanh nghiệp, phần tử có thể hiểu là các nhân sự, sự biến động của nhân sự vào-ra không ảnh hưởng quá lớn đến toàn hệ thống. Mục đích của doanh nghiệp là

Thấu hiểu hệ thống

  • Hệ thống là một nhóm các phần tử được liên kết với nhau, hoạt động cùng nhau để hướng tới mục đích hoặc chức năng chung
  • Mỗi hệ thống được cấu thành bởi 3 phần: phần tử, chức năng/mục đích và liên kết
  • Mỗi thành phần cấu thành nên một hệ thống đều rất quan trọng, nếu chúng thay đổi hệ thống sẽ thay đổi
  • Hệ thống không chỉ là phép tính cộng trừ những phần tử của nó. Các phần tử có thể tạo ra sự cộng hưởng hoặc hợp trội tạo nên sự khác biệt với sức mạnh vượt trội của hệ thống.

Hiểu về Tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống là nghiên cứu và phân tích các hệ thống để điều chỉnh hoạt động của một hệ thống trở nên hiệu quả hơn. Nếu coi cuộc đời là một hệ thống, sử dụng tư duy hệ thống để biết cách sống một cuộc đời ý nghĩa hơn, hiệu quả. Coi doanh nghiệp là một hệ thống, đứng dưới góc nhìn tư duy hệ thống để vận hành, điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn, tối ưu nguồn lực hơn.

Tư duy hệ thống đòi hỏi sự hiểu biết về phần tử, liên kết, chức năng/mục đích trong nó.

Tư duy hệ thống giúp chúng ta nhìn vào bức tranh tổng thể theo thời gian, không chỉ nhìn vào từng thành phần, mà tập trung vào các kết nối và mối quan hệ giữa các phần của hệ thống, chức năng/mục đích của hệ thống.

Tư duy hệ thống giúp các nhà lãnh đạo nhìn vào toàn bộ hệ thống để tăng cường khả năng, hiểu được các phần tử và kết nối chúng với nhau. Từ đó, đưa ra các giải pháp điều chỉnh hoặc tái thiết kế lại hệ thống. Điều này đúng khi áp dụng vào doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo không chỉ nên vào một phòng ban, bộ phận mà cần có góc nhìn tập trung vào sự liên kết, ở đó có sự gắn bó của các phòng ban, nhân sự và đội ngũ trong doanh nghiệp.

Đặc điểm, đặc tính của hệ thống

Các hệ thống xung quanh chúng ta nhìn chung đều khá phức tạp và hỗn độn, trong tư duy hệ thống dùng thuật ngữ "sự phức hợp". Mặc dù các hệ thống rất khác nhau, to lớn hay nhỏ bé, nhưng hệ thống đều có các đặc điểm chung, về cấu tạo gồm phần tử, liên kết, chức năng. Ngoài ra, chúng ta có các đặc điểm, đặc tính chung dưới đây:

  • Dòng chảy (Dòng ra - vào)
  • Nguồn dự trữ (Vật chất/phi vật chất)
  • Sự trễ nhịp
  • Vòng lặp phản hồi
  • Tính trội
  • Tính cưỡng bức
  • Tính đàn hồi
  • Khả năng tự tổ chức
  • Trật tự thứ bậc
  • Tính duy lý bị hạn chế
  • Bẫy hệ thống
  • Điểm đòn bẩy

Khóa Tư duy hệ thống dành cho lãnh đạo

Hiểu về tư duy hệ thống là năng lực cần thiết, quan trọng của nhà lãnh đạo trong thời kỳ kinh doanh đầy phức tạp như hiện nay. Để hiểu sâu sắc và áp dụng được tư duy này. Người lãnh đạo cần chủ động học tập, nghiên cứu và thực hành vào doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian nghiên cứu, các nhà lãnh đạo có thể tham gia khóa huấn luyện Tư duy hệ thống dành cho lãnh đạo, chương trình được thiết kế và trực tiếp huấn luyện bởi chuyên gia Harry Trịnh - chuyên gia huấn luyện và phát triển con người. Chương trình đã được chuyên gia chia sẻ với rất nhiều các nhà lãnh đạo, quản trị trong các doanh nghiệp, tập đoàn như VNPT, Viettel, Scots English,... Những nội dung chương trình được chính học viên áp dụng trong đội ngũ và mang lại hiệu quả sâu sắc.

Tham khảo ngay chương trình tại đây: https://truesuccess.asia/khoa-hoc/tu-duy-he-thong/

Lời kết

Hiểu về tư duy hệ thống là những bước đầu hình thành và trang bị cho nhà lãnh đạo một năng lực, tư duy quan trọng trong hành trình trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc.