Ứng dụng Tư duy hệ thống dành cho doanh chủ
Tư duy hệ thống hiện hữu ở mọi nơi và rất gần với mọi người. Trong những bài viết trước, True Success đã đề cập đến tư duy hệ thống trong các bài viết về chủ đề Ứng dụng tư duy hệ thống trong công việc, Ứng dụng tư duy hệ thống để thiết kế một cuộc đời đáng sống,... Trong bài viết này, True Success sẽ cùng những nhà quản trị, lãnh đạo, doanh nhân tìm hiểu thêm về Ứng dụng Tư duy hệ thống dành cho doanh chủ.
Ba đường cong song song gặp nhau
Theo chuyên gia Harry Trịnh, chuyên gia về tư duy hệ thống, ba đường cong song song là: Bản thân, Gia đình, Doanh nghiệp
Bản thân: Doanh chủ, doanh nhân là một cá thể. Trước khi trở thành một doanh chủ thành công, bản thân họ cũng cần là một cá thể thành công. Nếu có những khiếm khuyết nghiêm trọng, họ sẽ kéo theo rất nhiều những khiếm khuyết khác, thậm chí là thất bại cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, người doanh chủ phải luôn có định hướng hay mục đích cuộc đời cho mình.
Gia đình: Bên cạnh khía cạnh bản thân hay doanh nghiệp, doanh chủ còn có một chân kiềng thứ hai vô cùng quan trọng. Đó là gia đình, những người doanh chủ thường xuyên bộn bề với các công việc bên ngoài, đối mặt với sự thay đổi không ngừng của thị trường, kinh tế, nhưng sau cùng quay trở lại, gia đình vẫn là chỗ dựa vững chắc nhất của người làm doanh chủ, doanh nhân.
Công việc: Công việc hay sâu sắc hơn đó là sự nghiệp, ở đó, không chỉ doanh chủ mà bất cứ ai cũng dành tới 30-40 năm cho sự nghiệp đó. Cho nên, công việc chính là đường cong song song với hai đường cong còn lại và gặp nhau ở một đích.
Ở ba đích này, chúng ta cần hài hòa chúng, bất cứ một sự thiếu hụt nào của 3 đích này đều có thể khiến doanh nhân, doanh chủ gặp nhiều vấn đề. Ba đường cong tưởng chừng như không liên quan đến nhau, tuy nhiên, khi biết hài hòa, kết hợp chúng lại, sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn để thực hiện mục đích cuộc đời.
Tìm ra đích đến cuộc đời với cuốn sách 21 chiến lược lãnh đạo bản thân dành cho doanh nhân của tác giả Harry Trịnh
Các yếu tố bên trong tạo ra doanh nghiệp
Các phần tử quan trọng trong doanh nghiệp
- Con người: CEO, doanh chủ, lãnh đạo, nhân sự
- Hữu hình: Văn phòng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, sản phẩm, dây chuyền sản xuất, phương tiện, hệ thống phân phối...
- Vô hình: Uy tín, thương hiệu, bí mật công nghệ, sáng chế
Các liên kết quan trọng trong doanh nghiệp
- Mô hình vận hành
Mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy vận hành. Ứng với mỗi ngành nghề, lĩnh vực, đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó lựa chọn mô hình kinh doanh khác nhau, sắp xếp cơ cấu tổ chức khác nhau. Điều này cần đảm bảo tính hợp lý và chặt chẽ, mới có thể phát huy hiệu quả.
- Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp dễ thấy nhất chính là logo, trang phục, hành vi được bộc lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp không dừng lại ở đó. Văn hóa doanh nghiệp đi sâu hơn đó là thói quen, nếp nghĩ, niềm tin, tư tưởng, mô hình tư duy,...đã được đúc kết, trải dài và duy trì trong một thời gian dài và khó thay đổi. Vì vậy, để doanh nghiệp thích ứng trong xu thế hiện nay, doanh nghiệp cũng cần thay đổi, thay đổi tích cực để phù hợp.
- Chiến lược phát triển
Nhiều doanh chủ thường rất hưng phấn khi tham gia các khóa học, đào tạo, học hỏi các hình mẫu doanh nghiệp đã có những thành quả, thành công lớn. Điều này trở nên tồi tệ khi chính người doanh chủ mang "nguyên si" chiến lược của doanh nghiệp khác áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Chiến lược phát triển phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, như vậy mới tạo ra sự đồng lòng, phát triển bền vững mang màu sắc doanh nghiệp.
- Quy chế, quy trình
Trong sự phát triển của doanh nghiệp, có rất nhiều quy trình, quy định tồn tại theo chiều dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo sự vận động của doanh nghiệp, các quy trình, quy định cũng cần thay đổi để phù hợp với sự phát triển ấy, để thích ứng với thời cuộc.
- Dòng chảy thông tin
Theo chia sẻ của chuyên gia Harry Trịnh, chuyên gia huấn luyện và phát triển con người, người đã có nhiều năm nghiên cứu và đồng hành cùng các doanh nhân, doanh chủ. Trong các webinar chia sẻ của mình, ông đã đưa ra sự quan trọng của dòng chảy thông tin.
Đối với khái niệm này, ít có người nói đến, nhưng đây là mục mà bất cứ một CEO, doanh nhân, doanh chủ hay lãnh đạo nào cũng cần quan tâm sâu sắc. Trong doanh nghiệp nhỏ, sự truyền thông về mặt thông tin có thể rất dễ dàng, nhưng đối với doanh nghiệp lớn, việc phân cấp thông tin, liên lạc thông tin, dòng chảy thông tin từ trên xuống, từ dưới lên, thông tin theo chiều ngang hay từ trong ra ngoài và ngược lại, là một bài toán khó.
Các quyết định kinh doanh luôn cần được cập nhật thông tin liên tục, kịp thời. Nó có ảnh hưởng đặc biệt trong các phán đoán, quyết định của nhà lãnh đạo trong việc đưa ra chiến lược, hoạch định, hướng đi và tầm nhìn doanh nghiệp.
Các đích cần có của một doanh nghiệp
- Vì sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp
Các yếu tố giúp duy trì cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bao gồm, lợi nhuận, thị phần, tăng trưởng, doanh thu,.. Làm doanh nghiệp các yếu tố này cần quan tâm đầu tiên, không được quá lý tưởng hóa doanh nghiệp.
- Vì quyền lợi của khách hàng
Không có khách hàng thì không có doanh nghiệp. Khách hàng là người mua hàng, tạo công ăn việc làm, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Vì quyền lợi của nhân sự
Trong doanh nghiệp luôn cần con người. Nhân sự đến với doanh nghiệp, đầu tiên vì sự tồn tại và phát triển của chính họ, cuộc sống của họ. Cho nên, doanh nghiệp cần biết tạo cho nhân sự công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập, môi trường làm việc, phát triển cho mỗi nhân sự.
- Vì quyền lợi cổ đông
Đối với cổ đông doanh nghiệp cần: Bảo toàn đồng tiền, công sức mà họ đã bỏ ra đầu tư cho doanh nghiệp; Cổ tức, một năm thu được bao nhiêu cổ tức; Cổ phiếu, giá trị cổ phiếu tại năm nay tăng hay giảm so với trước đây.
- Đóng góp cho sự phát triển của xã hội
Doanh nghiệp phát triển là đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội, đóng góp và sự phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc.
- Tuân thủ pháp luật
Các yếu tố bên ngoài tác động tới doanh nghiệp
Các yếu tố bên ngoài tác động tới doanh nghiệp bao gồm:
- Khách hàng
- Đối tác
- Đối thủ cạnh tranh
- Sản phẩm thay thế
- Công nghệ, AI
- Chính trị
- Kinh tế
- Xã hội
- Điều kiện bất khả kháng
Hiểu biết về hệ thống và tư duy hệ thống
Vậy làm như thế nào, doanh chủ có thể hiểu các yếu tố bên ngoài, dẫn dắt sự thay đổi bên trong doanh nghiệp? Đó chính là Hiểu về hệ thống, vì trong trong doanh nghiệp có rất nhiều hệ thống, các hệ thống lớn, hệ thống con, bên ngoài doanh nghiệp có các hệ thống khác đang song song và tồn tại. Vậy các hiểu biết ở đây, doanh chủ cần quan tâm đến các yếu tố nào?
- Hiểu về hệ thống và tư duy hệ thống: Thành phần
- Đặc điểm, qui luật: Dòng chảy, nguồn dự trữ, vòng lặp, sự trễ nhịp
- Đặc tính: Hỗn độn, phức tạp, biến động, khó lường, trì trệ, hợp trội, cưỡng bức, tính duy lý, tự tổ chức, trật tự thứ bậc...
- Bẫy hệ thống: kháng chính sách, đẩy gánh nặng cho người hỗ trợ, gậy ông đập lưng ông,...
- Điểm đòn bẩy: 12 điểm đòn bẩy
Đọc sách: 52 câu hỏi cố lõi về Tư duy hệ thống
Lời kết
Tư duy hệ thống giúp doanh chủ nhìn nhận mọi khía cạnh của doanh nghiệp như một tổng thể liên kết, từ quản lý quy trình đến phát triển sản phẩm. Bằng cách phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố, doanh chủ có thể đưa ra quyết định chính xác hơn, tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Phương pháp này không chỉ cải thiện hoạt động nội bộ mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.