9 min read

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong phát triển lãnh đạo

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong phát triển lãnh đạo

Thế giới kinh doanh đang diễn ra như thế nào?

Thế giới đầy phức tạp và khó đoán

Vào năm 2020, thế giới chứng kiến và rơi vào đại dịch mang tên SARS-CoV-2 (Covid-19), đại dịch này đã làm đảo lộn thế giới, tác động sâu sắc và ảnh hưởng mang tính toàn cầu tới các khía cạnh của cuộc sống. Tưởng chừng như bước qua 2 năm đại dịch, chúng ta có thể hy vọng vào một thời đại ổn định và ít xáo trộn.

Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận rằng, chúng ta đang sống trong một thời đại đầy những sự phức tạp và khó đoán. Điều này thể hiện ở hầu hết các lĩnh vực bao gồm kinh tế, chính trị, thiên tai,... Điển hình là sự xảy ra của cuộc suy thoái kinh tế, sự cạnh tranh về mặt chính trị hay những chiến sự đầy dữ dội...

Dưới góc nhìn tư duy hệ thống, thế giới bao gồm rất nhiều các hệ thống, chúng tồn tại song song với nhau. Doanh nghiệp không nằm ngoài sự tác động này của thế giới. Đội ngũ lãnh đạo cần hiểu và nắm bắt tình hình chung để có thể đưa ra các quyết định, dự báo xác đáng.

Toàn cầu hóa

Xu thế toàn cầu hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp. Sự cách trở về mặt địa lý dường như đã được thu hẹp kể khi có sự xuất hiện của internet. Các phương thức làm việc cũng trở nên đa dạng hơn. Điều này là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế, liên kết mang tính chất toàn cầu.

Thêm vào đó, toàn cầu hóa cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần nâng cao năng lực, vị thế của mình. Không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu, song, cạnh tranh lành mạnh và khẳng định năng lực doanh nghiệp, chính là cách doanh nghiệp đứng vững, thích nghi trong xu thế toàn cầu hóa.

Những thực tế khác doanh nghiệp cần đổi mới và thích nghi

Thế giới thay đổi không ngừng và tác động mạnh mẽ đến các quốc gia, cá nhân, doanh nghiệp. Những điều đó đã hiện diện như:

  • Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
  • Thay đổi hành vi người tiêu dùng
  • Quản lý nhân sự trong kỷ nguyên mới
  • Áp lực môi trường và bền vững
  • Quản lý rủi ro và tuân thủ
  • Đổi mới liên tục

Đứng trước thực tế này, những bài toán các nhà lãnh đạo cần giải quyết là gì? Nhìn nhận dưới loại tư duy nào để có cái nhìn sâu sắc và mang tính toàn diện?

Bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo?

Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ của thời đại, sự bùng nổ của công nghệ, sự xuất hiện của AI và những biến đổi trong quản trị nhân sự, con người. Dưới đây là những bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo:

Xây dựng chiến lược linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh

Xét doanh nghiệp là một hệ thống, trong tư duy hệ thống doanh nghiệp sẽ có một đặc tính là sự trì trệ, khi doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nào đó hoặc doanh nghiệp càng lâu năm, độ trì trệ này càng lớn. Điều này dẫn tới sự dẫn dắt, chuyển đổi, thích ứng sẽ càng lâu, trong tư duy hệ thống được sử dụng với thuật ngữ sự trễ nhịp.

Chính vì vậy, nhà lãnh đạo cần trang bị và ứng dụng tư duy hệ thống trong lãnh đạo để xây dựng chiến lược linh hoạt và khả năng thích nhanh chóng. Từ cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, cách thức hoạt động, quy trình, quy định, đội ngũ nhân sự, lãnh đạo... cần được nhìn nhận toàn diện để giảm bớt tính trì trệ.

Đầu tư vào công nghệ và phát triển kỹ năng cho nhân viên

Trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, nhà lãnh đạo không thể chỉ đi một mình, trên hành trình đó, nhà lãnh đạo luôn có sự đồng hành của nhân viên và những công cụ hỗ trợ. Điều này đặt ra cho nhà lãnh đạo bài toán làm sao để phát triển nhân viên và đầu tư công nghệ hiệu quả.

Trong tư duy hệ thống, có một thuật ngữ là tính duy lý của hệ thống. Đứng trước sự đổi mới không ngừng trên toàn cầ, việc không đào tạo, phát triển, nhân viên, đội ngũ vô tình để những mô hình tư duy cũ áp dụng vào những điều mới, gây ra sự hỗn độn và kém hiệu quả.

Vì vậy, nhà lãnh đạo cần cập nhật thông tin và tăng cường phát triển kỹ năng cho nhân viên trong doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa đổi mới và học tập liên tục

Học tập cần được trở thành văn hóa, không chỉ dừng lại ở thói quen. Học tập cần phải xác định được yếu tố thời điểm kịp thời, chủ động trong học tập.

Xem thêm Tại đây

Tình trạng học hiện nay

Ứng dụng tư duy hệ thống trong phát triển lãnh đạo chính là chỉ ra cho đội ngũ lãnh đạo, cấp quản lý về việc học tập một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Theo chuyên gia Harry Trịnh, hiện nay, có thể thấy các tình trạng học mà học viên đã và đang phải đối mặt:

  • Người học thiếu một la bàn định hướng
  • Các kỹ năng lãnh đạo được đặt rời rạc
  • Việc học ít được ánh xạ vào thực tế công việc
  • Quá nhiều thổi phồng sự thật, ảo tưởng, lạc lối, mất phương hướng

Tất cả những tình trạng trên khiến người học học rất nhiều nhưng ít ứng dụng được vào thực tiễn công việc. Học lan man, thiếu đồng bộ và ít hiệu quả hoặc không cần thiết. Tư duy hệ thống đặt nhà lãnh đạo trong một hệ thống, giúp bản thân họ có cái nhìn tổng quát, sâu sắc trong quá trình học tập của mình. Từ đó, giúp bản thân, đội ngũ có cách học đúng, kịp thời, hiệu quả với bối cảnh doanh nghiệp và xu thế xã hội.

Tư duy trong phát triển lãnh đạo

Phát triển lãnh đạo là phát triển cả về các nhóm năng lực lãnh đạo đội ngũ, lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo bản thân

Hầu hết các nhà lãnh đạo chỉ học lãnh đạo, năng lực lãnh đạo để lãnh đạo người khác (đội ngũ, nhân sự), hay học lãnh đạo để phục vụ cho kinh doanh, điều hành doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thường bỏ quên việc lãnh đạo chính bản thân mình. Điều này tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến đội ngũ phía dưới và sự phát triển doanh nghiệp.

Tìm hiểu cuốn sách 21 chiến lược lãnh đạo bản thân dành cho doanh nhân

Các năng lực lãnh đạo có liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau khi kết hợp mạnh mẽ các năng lực sẽ mang lại hiệu quả theo cấp số nhân

Một nhà lãnh đạo xuất sắc không dừng lại ở một việc rằng, mình giỏi về chiến lược kinh doanh, giỏi về tầm nhìn, giỏi về thiết lập mục tiêu. Tuy nhiên, ở bối cảnh hiện nay, nhà lãnh đạo cần quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn ở các khía cạnh, yếu tố khác.

Nếu việc học năng lực này không liên quan chặt chẽ với năng lực khác, sẽ tạo ra sự rời rạc và vô tình tạo thành điểm yếu chết người. Ngược lại, các năng lực được học tập liên quan, bổ sung, kết hợp cho nhau sẽ tạo ra những thành quả theo cấp số nhân.

Phát triển lãnh đạo toàn diện là phát triển cả tầm nhìn, tinh thần, nhân cách và năng lực của nhà lãnh đạo

Một thực trạng diễn ra hiện nay của một nhà lãnh đạo. Đó là họ tập trung vào rèn luyện năng lực, kỹ năng. Nhưng một nhà lãnh đạo cần nhiều hơn thế, họ cần một tầm nhìn đủ lớn, đủ khát khao, một tinh thần trong suốt, năng lực tốt và đặc biệt là rèn luyện nhân cách.

Nhân cách của một nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể học tập, rèn luyện qua lãnh đạo đội ngũ, lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo bản thân.

Ngoài ra, sự phát triển năng lực của một nhà lãnh đạo cần có chủ đích và một chiến lược phù hợp. Sự phát triển ấy cũng cần thông qua học hỏi, rèn luyện và tích hợp cào công việc một cách thường xuyên.

Mô hình phát triển lãnh đạo toàn diện

Chuyên gia Harry Trịnh, một chuyên gia huấn luyện và phát triển con người, ông đã đồng hành cùng hơn 4000 học viên là các nhà lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước cũng như nước ngoài. Đồng thời, ông cũng là người nghiên cứu và lan tỏa tư duy hệ thống tới các nhà lãnh đạo, quản trị trong doanh nghiệp.

Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra Mô hình phát triển lãnh đạo toàn diện. Mô hình nhấn mạnh 3 vai trò của nhà lãnh đạo bao gồm 3 bánh răng: Lãnh đạo bản thân, Lãnh đạo đội ngũ và Lãnh đạo doanh nghiệp. Đặc biệt, sự xuất hiện của bánh răng Hạt nhân lãnh đạo tác động hoàn toàn lên 3 bánh răng còn lại một cách trực quan và toàn diện.

Xem chi tiết mô hình tại đây.

Lời kết

Ứng dụng tư duy hệ thống trong phát triển lãnh đạo là hành trình dài, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải luôn học tập, đổi mới, rèn mình và áp dụng tư duy hệ thống vào thực tiễn. True Success tin rằng với những tư duy và mô hình kể trên, nhà lãnh đạo nhìn nhận dưới góc nhìn tư duy hệ thống sẽ đưa ra các quyết định sâu sắc và toàn diện.