10 min read

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong Thiết kế cuộc đời đáng sống

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong Thiết kế cuộc đời đáng sống

5 sự thật trần trụi về cuộc đời

Hỗn độn, phức tạp, khó lường

Chúng ta vẫn thường nói với nhau rằng: "Hãy buông bỏ đi mà sống, hãy nghĩ đơn giản hơn,..." Nhưng rõ ràng, có một sự thật chúng ta vẫn phải thừa nhận, cuộc đời chúng ta vô cùng hỗn độn, phức tạp và khó lường.

Tại sao lại nói như vậy? Chúng ta chịu tác động bởi các yếu tố từ chính bên trong bản thân và sự tác động của các yếu tốt bên ngoài. Nếu như bên trong là ý chí, nghị lực, tinh thần thì bên ngoài có thể là bối cảnh kinh tế, ngoại cảnh, chính trị - những điều chúng ta hoàn toàn không thể kiểm soát được.

Khi đứng dưới góc nhìn tư duy hệ thống, chúng ta sẽ nhìn thẳng, trực diện vào sự phức hợp này của cuộc đời. Áp dụng tư duy hệ thống để nhìn vấn đề một cách tổng thể, toàn diện, không chẻ nhỏ hay chỉ tập trung vào một bộ phận, thấy nguyên nhân và giải quyết triệt để vấn đề.

Chúng ta chỉ sống có một lần, ai rồi cũng phải chết

Đây là sự thật để chúng ta thấu hiểu rằng, ở mỗi khoảnh khắc chúng ta đang sống, chúng ta thức dậy với ánh mặt trời, có một công việc để làm, một nguồn thu nhập để sống, chúng ta phải trân quý tất cả những điều đó.

Ngày hôm nay chúng ta sống, là ngày chúng ta chưa từng sống trước đây. Một ngày hoàn toàn có thể trôi đi và không có cách nào lấy lại. Bởi vậy, chúng ta hãy ý thức trân quý cuộc đời này vì chúng ta chỉ sống một lần duy nhất.

Cần cù, kiên nhẫn, học giỏi chưa chắc thành công

Nhiều người quan niệm rằng, hãy cứ luôn cần cù, kiên nhẫn, học giỏi thì sau này cuộc đời chắc chắn sẽ thành công. Tuy nhiên, những yếu tố này cần, nhưng chưa đủ. Vì mỗi sự thành công, được bắt nguồn và xây dựng từ rất nhiều các yếu tố khác nhau, đặc biệt trong cách tư duy của mỗi người với cuộc đời, nên đây chính là một sự thật trần trụi về cuộc đời.

Chúng ta chỉ điều khiển được một phần cuộc đời, phần còn lại do cuộc đời điều khiển

Chúng ta có thể quyết định cách phản ứng với các tình huống trong cuộc sống, đặt ra mục tiêu và nỗ lực để đạt được chúng. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố không nằm trong tầm tay của chúng ta, như hoàn cảnh, sự kiện bất ngờ hay những thay đổi từ môi trường xung quanh.

Điều quan trọng là nhận ra và chấp nhận điều này, từ đó tìm cách làm chủ những phần mà chúng ta có thể ảnh hưởng, đồng thời học cách thích nghi với những điều không thể thay đổi.

Người thành công là người biết "nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu" để làm chủ cuộc chơi

Đây chính là tư duy của nhà lãnh đạo. Chúng ta không né tránh, đơn giản hóa vấn đềrồi bỏ qua nó. Để làm chủ cuộc chơi, người "nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu" sẽ luôn biết cách thích nghi, học hỏi và đưa ra quyết định tối ưu để giải quyết vấn đề, làm chủ cuộc chơi, làm chủ cuộc đời.

Đăng ký ngay khóa học online Tư duy hệ thống

Làm chủ hay làm nạn nhân?

Trong các chương trình tư duy hệ thống, chuyên gia Harry Trịnh đã đưa ra các chia sẻ về các ứng dụng của tư duy hệ thống. Trong đó, thiết kế một cuộc đời đáng sống là một chủ đề sâu sắc được chuyên gia đề cập đến. Chuyên gia Harry Trịnh đã chỉ ra rằng, cuộc đời là sự hỗn độn có trật tự.

Chính vì vậy, bất cứ chuyện gì xảy ra, chúng ta cần có góc nhìn hệ thống, toàn diện, tổng thể hơn. Đứng giữa cuộc đời, chúng ta gặp không ít những khó khăn, thách thức. Vậy chúng ta phải tư duy Làm chủ hay tư duy Nạn nhân?

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong Thiết kế cuộc đời đáng sống

Những yếu tố quan trọng nhất tạo nên cuộc đời

Phần tử

Nhìn vào cuộc đời, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được các phần tử của chúng ta có bao gồm: tiền bạc, mối quan hệ, sức khỏe, công việc, nghề nghiệp, thời gian, đam mê, sở thích,...

Nhưng một câu hỏi được đặt ra, tại sao ai cũng có những phần tử trên, nhưng chất lượng cuộc đời của mỗi người khác nhau? Bởi các phần tử không phải yếu tố duy nhất tạo nên cuộc đời, bên cạnh đó còn là cách chúng ta sử dụng, sắp xếp các nguồn lực này hiệu quả và hợp lý.

Liên kết

Yếu tố thứ hai tạo nên một cuộc đời đáng sống chính là khi chúng ta biết cách liên kết các phần tử chặt chẽ. Sự liên kết khác nhau tạo ra kết quả và chất lượng khác nhau.

Mục đích sống

Mục đích sống khác nhau, tạo nên cuộc đời khác nhau. Có người lựa chọn trở thành giáo viên, bộ đội, doanh nhân, có những người lựa chọn sống để đóng góp cống hiến, nhưng cũng có những người không quan tâm, để tâm đến.

Mục đích sống khác nhau quyết định các phần tử được sắp xếp, liên kết một cách khác nhau, sau cùng kết quả cũng khác nhau.

Chính vì vậy, thiết kế một cuộc đời đáng sống là quan tâm đến 3 yếu tố kể trên. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào một trong 3 yếu tố trên một cách rời rạc cũng không thể tạo ra kế quả mong muốn.

4 mục đích sống quan trọng nhất

Mục đích sống có ý nghĩa to lớn và sâu sắc đến cuộc đời của mình. Khi thay đổi mục đích là thay đổi cuộc đời. Có rất nhiều người, khi được hỏi "Mục đích sống của bạn là gì?", họ thường ở trong 2 trường hợp: Không rõ ràng mục đích sống hay Xác định đúng đích nhưng không đủ. Điều này khiến nhiều người cảm thấy mất thăng bằng.

Chính vì vậy, dưới đây là 4 mục đích sống đúng-đủ cho mọi người

Vì sự tồn tại và phát triển bản thân

Trong tư duy hệ thống, mục đích đầu tiên của hệ thống là vì sự tồn tại và phát triển của chính nó. Tương tự như trong doanh nghiệp, nhân sự có cuộc sống của riêng họ, nên họ cần tồn tại và vì chính sự phát triển của mình. Doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng những yếu tố để họ đảm bảo được cuộc sống đó, mới có thể tập trung cống hiến cho doanh nghiệp.

Bản thân cũng thế, cần quan tâm đến sự phát triển của chính mình trước (cần phân biệt với sự ích kỷ). Sự tồn tại ở đây, chính là dù bạn ở bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn nào , tiêu cực nào,.. cũng phải sống, vươn lên những bất hạnh, khổ đau, bất công, chiến đấu vì sự tồn tại của chính mình trước.

Tận hưởng cuộc sống

Vì chỉ sống một lần trong đời, nên chúng ta cần trân trọng và biết tận hưởng cuộc sống này. Không chờ đến khi thành công mới tận hưởng, không chờ đến khi giàu có, đủ đầy vật chất mới cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống. Bởi nhiều người đến lúc cuối đời, quá tất bật, chẳng kịp cảm nhận đâu là vẻ đẹp cuộc sống ngoài kia.

Chúng ta hãy tận hưởng, thưởng thức cuộc đời trong tất cả mọi thứ xung quanh. Hãy rung động trước vẻ đẹp của một đóa hoa, hãy cổ vũ, tán dương những thành công của người khác. Hãy cảm ơn cuộc đời vì mỗi sớm thức dậy, chúng ta vẫn còn những người thân bên cạnh, yêu thương.

Bởi chỉ khi biết tận hưởng, chúng ta mới đạt được trạng thái thư thái trong tâm hồn, yêu đời để tích cực, chúng ta có thể làm được nhiều hơn những điều chúng ta luôn muốn.

Khám phá "vẻ đẹp" bản thân

Hãy tin rằng, ở bên trong bạn, có một con người cực kỳ tài năng, thông minh và xuất chúng. Chúng ta có rất nhiều vẻ đẹp ở bên trong, nhưng đôi khi, chúng ta lại tự ti, chỉ nhìn vào thành công, ngưỡng mộ, khao khát, mong muốn được như một ai đó khác mà quên mất đi vẻ đẹp đang tồn tại bên trong chính mình.

Bên cạnh vẻ bề ngoài, chúng ta có vẻ đẹp của nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ, tinh thần, chúng ta có đam mê, khát khao,.. Hãy đánh thức tất cả những vẻ đẹp đó, vì sống trên đời này, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ bạn cần hoàn thành cho chính cuộc đời mình.

Khám phá "vẻ đẹp bản thân" qua chương trình Percoach - Khai mở đội ngũ

Tạo ra nhiều giá trị và ý nghĩa

Tạo ra giá trị và ý nghĩa không chỉ tạo động lực cho bản thân mà còn có thể lan tỏa và ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Bằng cách sống có mục đích, bạn không chỉ phát triển bản thân mà còn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hãy nhớ rằng hành trình này là cá nhân và mỗi người sẽ có cách tạo ra giá trị riêng biệt của mình.

Liên kết tạo ra sức mạnh

Khi xác định được mục đích sống, chúng ta sẽ biết cách lựa chọn, sắp xếp các phần tử nào trước, phần tử nào sau để tạo ra sức mạnh cá nhân.

Điều này cần được thực hiện một cách hợp lý và chặt chẽ. Trong đó, hợp lý là việc sắp xếp các phần tử một cách có kết cấu và ưu tiên. Chặt chẽ là tăng cường mức độ, triển khai đồng thời để tác động. Từ đó, tạo sức mạnh cộng hưởng và hợp trội, hiệu quả cũng tăng theo cấp số nhân.

Hiểu thêm về Tư duy hệ thống trong chương trình của chuyên gia Harry Trịnh tại đây.

Lời kết

Ứng dụng tư duy hệ thống trong thiết kế cuộc đời đáng sống giúp chúng ta nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc sống như những phần liên kết chặt chẽ. Bằng cách đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố, chúng ta có thể tạo ra sự cân bằng và hài hòa, từ đó phát triển bền vững. Điều này không chỉ tối ưu hóa trải nghiệm sống mà còn giúp chúng ta đạt được mục đích cuộc đời một cách hiệu quả hơn.