6 min read

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong Xây dựng tổ chức học tập - Phần 2

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong Xây dựng tổ chức học tập - Phần 2

Ứng dụng Tư duy hệ thống trong Xây dựng tổ chức học tập đã được thể hiện qua phần 1 với rất nhiều các giá trị tư duy. Trong đó, dưới góc nhìn tư duy hệ thống, bạn đọc hiểu về doanh nghiệp học tập, đặc điểm của một tổ chức học tập qua Peter Senge, phân biệt học tập trong tổ chức và tổ chức học tập, các lợi ích của tổ chức học tập.

Trong phần 2 này, True Success sẽ tiếp tục đồng hành cùng độc giả trong ứng dụng tư duy hệ thống trong xây dựng tổ chức học tập!

Tại sao việc xây dựng tổ chức học tập lại quá khó

Vì sức ép của tài chính, thời gian, công việc, vấn đề, lợi nhuận

Đây là một trong những vấn đề rất lớn đối với đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp. Khi tham gia một khóa đào tạo, có thể quan sát thấy, rất nhiều nhân sự ở tại lớp, nhưng phần lớn tâm trí, họ không tập trung vào việc học mà bận tâm vào các thiết bị liên lạc và có thể ra ngoài nhiều lần vì không an tâm với công việc còn dang dở.

Việc học cũng trở nên không hiệu quả khi đội ngũ không có quy trình Dõi-kiểm-thúc-quả (quy trình được áp dụng trong chương trình Percoach-Khai mở đội ngũ). Việc học không được áp dụng vào công việc, thực tế. Đi vào guồng quay của công việc, người học sẽ rất dễ bỏ bê việc học, chỉ học khi rảnh.

Vì không coi doanh nghiệp là một hệ thống, không hiểu về hệ thống và tư duy hệ thống

Việc xây dựng tổ chức học tập thường gặp khó khăn vì nhiều doanh nghiệp không nhận thức được rằng mình là một hệ thống phức tạp, nơi các yếu tố tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Thiếu hiểu biết về tư duy hệ thống dẫn đến việc áp dụng các giải pháp đơn lẻ, không đồng bộ, làm giảm hiệu quả và khả năng học hỏi của tổ chức. Từ đó, các cơ hội phát triển và cải tiến liên tục cũng bị hạn chế.

Không có một chiến lược đường dài

Chuyên gia Harry Trịnh - chuyên gia huấn luyện và phát triển con người, sau một thời gian làm việc và tiếp xúc cùng rất nhiều các doanh nghiệp, ban nhân sự, ban đào tạo. Chuyên gia nhận thấy rằng, rất nhiều các chương trình được tổ chức, đào tạo một cách chắp vá, sai đâu đắp đó, hoặc chỉ giải quyết vấn đề dựa trên triệu chứng, thiếu đi chiến lược dài hạn.

Nguyên tắc tảng băng trôi

10% - Có thể nhìn thấy

Triệu chứng - Điều gì đang diễn ra: Thông thường, khi chúng ta giải quyết vấn đề, chúng ta thấy triệu chứng gì, chúng ta sẽ giải quyết triệu chứng đó. Tuy nhiên, theo nguyên tắc tảng băng trôi, chúng ta chỉ có thể trên bề nổi nhìn thấy 10%.

Điều này có thể dễ dàng thấy trong doanh nghiệp với bộ phận bán hàng. Khi ra mắt một sản phẩm mới, bộ phận bán hàng không bán được hàng. Việc đầu tiên chúng ta thường cho rằng, đó là lỗi thuộc về giám đốc kinh doanh, phòng kinh doanh. Tuy nhiên, điều này có thể giải thích bởi sản phẩm được thiết kế không đúng insight khách hàng, sản phẩm không có sự khác biệt hay tạo lợi thế cạnh tranh,...

Vì vậy, tư duy hệ thống không cho phép chúng ta nhìn vào triệu chứng nền tảng. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề bên trên sẽ chỉ mang tính chất tạm thời, thiếu triệt để.

90% - Bị ẩn

  • Các chu trình tương tác (Điều gì xảy ra theo thời gian): Trong doanh nghiệp, điều này có thể hiểu là sự tương tác qua lại giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Nếu như bộ phận marketing đã làm đúng, nhưng sự truyền tải của bộ phận marketing đến sản xuất có đúng hay không? Bộ phận sản xuất có thực sự hiểu những mô tả của bộ phận marketing?...
  • Cấu trúc hệ thống (Điều gì đang ảnh hưởng đến hành vi lặp lại)
  • Mô hình tư duy (Niềm tin nào kích thích hành vi): Cách nghĩ của nhân sự, đội ngũ quyết định kết quả của vấn đề. Tận gốc rễ của vấn đề chính là thay đổi mô hình tư duy để tạo ra những kết quả đột phá, sáng tạo hơn.

Tổ chức học tập dưới góc nhìn hệ thống

Chiến lược xây dựng tổ chức học tập

Xây dựng tổ chức học tập là một quá trình quan trọng giúp nâng cao năng lực và phát triển bền vững cho tổ chức. Dưới đây là một số chiến lược chính để triển khai tổ chức học tập:

  • Hiểu rõ về tổ chức học tập, lý do tại sao cần xây dựng tổ chức học tập
  • Đội ngũ lãnh đạo cần học và hiểu sâu về tư duy hệ thống
  • Hiểu về tổ chức học tập dưới góc nhìn tư duy hệ thống
  • Phân tích doanh nghiệp (hiện tại, tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, văn hóa, đội ngũ, công việc,...) để xây dựng giải pháp phù hợp
  • Triển khai, phản hồi và điều chỉnh kịp thời

Lời kết

Ứng dụng tư duy hệ thống trong xây dựng tổ chức học tập giúp tổ chức học tập phát triển bền vững bằng cách nhìn nhận các mối liên hệ và tương tác trong nội bộ, từ đó tối ưu hóa quy trình học hỏi và chia sẻ kiến thức. Việc áp dụng tư duy này không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường sáng tạo và thích ứng linh hoạt với thay đổi.